Vết bỏng nếu không được xử lý tốt sẽ để lại sẹo rất xấu, gây mất thẩm mỹ và gây thiếu tự tin cho người mang vết sẹo. Vậy khi bị bỏng bạn thường làm gì để xử lý vết bỏng đó? Nếu bạn còn chưa biết cách chữa bỏng, chưa biết bị bỏng nên bôi gì thì bạn hãy theo dõi các mẹo chữa bỏng có trong bài viết này nhé!
1. Cách chữa bỏng bằng mật ong

Mật ong có thể được xem là thần dược khi có lợi cho đa số các bộ phận trong cơ thể con người. Ngoài ra mật ong còn có chức năng tiêu viêm, có lợi cho các vết thương. Cũng vì vậy mà mật ong nghiễm nhiên trở thành một cách chữa bỏng hữu hiệu.
Để có thể chữa bỏng bằng mật ong, trước đó bạn nên dùng nước lạnh xả nhẹ lên vết bỏng một lúc để giảm bớt nhiệt từ viết bỏng. Sau đó bạn thấm khô lượng nước vừa xả. Dùng miếng gạc thấm một lượng mật ong rồi đắp lên chỗ bỏng. Ban đầu mới đắp vào bạn sẽ thấy hơi rát nhưng đây là mật ong đang giúp khử trùng và làm dịu vết bỏng đó. Một ngày bạn nên đắp từ 3-4 lần mật ong lên vết bỏng. Vết bỏng sẽ nhanh chóng được lành lại và lên da non.
2. Cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất

Các vết bỏng do nước sôi rất dễ gặp phải trong cuộc sống thường ngày. Vết bỏng từ nước sôi cũng sẽ để lại sẹo nếu như không được chữa đúng cách. Vậy cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất là gì?
Trước tiên, bạn phải xả nước lạnh từ từ lên vết bỏng để làm hạ nhiệt vết bỏng. Sau đó bạn sử dụng lòng trắng trứng gà thấm vào gạc và đắp lên vết bỏng nhé. Lòng trắng trứng sẽ nhanh chóng làm giảm nhiệt vết bỏng và giúp vết bỏng đỡ bị phồng rộp. Tương tự như cách dùng mật ong thì bạn chăm chỉ đắp lòng trắng trứng khoảng 4 lần một ngày để vết bỏng nhanh chóng kéo da non nhé.
3. Cách chữa bỏng dầu ăn bằng nha đam

Ngoài vết bỏng từ nước sôi thì vết bỏng được tạo nên từ dầu ăn cũng mang lại cảm giác đau đớn không kém. Vậy sao bạn không thử cách chữa bỏng dầu ăn bằng nha đam? Cách chữa bỏng từ nha đam sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ đó nhé!
Nha đam bạn lấy phần thịt phía trong và rửa sạch để loại bỏ nhựa từ vỏ của nha đam. Rồi tiếp đến bạn dằm phần thịt nha đam ra và đắp phần thịt nha đam vừa dằm lên vết bỏng. Bạn có thể cố định phần thịt nha đam này bằng cách dùng 1 miếng vải mỏng quấn quanh vết bỏng. Khi bạn cảm thấy nha đam hết mát thì bạn thay tiếp lớp nha đam mới nhé! Kiên nhẫn một chút thì vết bỏng của bạn sẽ mau lành.
4. Mẹo chữa bỏng bằng cách dùng túi lọc trà đen
Trà túi lọc khi pha xong chắc bạn thường bỏ đi đúng không? Vậy từ giờ thì đừng vội vàng vứt chúng đi nhé! Vì sử dụng túi lọc trà đen để làm mẹo chữa bỏng sẽ rất tốt đó. Túi trà sau khi dùng xong bạn nên để nguội hoặc có thể ngâm túi trà qua nước lạnh rồi đem đắp lên vết bỏng. Chất tanin có trong trà sẽ giúp vết bỏng được hạ nhiệt nhanh chóng và đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
5. Mẹo chữa bỏng bằng khoai tây

Ngoài công dụng làm đẹp thì khoai tây cũng là một mẹo chữa bỏng hay. Vì khoai tây có tác dụng làm dịu các vết bỏng đấy bạn nhé! Khoai tây mua về bạn đem gọt vỏ rồi rửa sạch đất. Rồi bạn thái khoai tây thành các lát mỏng. Bạn dùng lát khoai tây mỏng này đắp lên vết bỏng, bạn có thể chà nhẹ để tựa trong khoai tây phủ đều lên vết bỏng. Số khoai tây còn lại bạn có thể cho vào tủ lạnh. Khi miếng khoai tây đầu hết mát thì lấy miếng khác ra để tiếp tục đắp lên vết bỏng. Bạn liên tục thay thế khoai tây cho tới khi vết bỏng hết nóng hoàn toàn nhé!
6. Đắp lá mã đề có phải là cách chữa bỏng hay?

Lá mã đề đem rửa sạch và giã nát rồi bạn đem đắp lên vết bỏng nhé! Khi lớp lá mã đề khô thì bạn có thể thay thế một lớp lá mã đề khác. Tương tự như các cách chữa bỏng ở trên, bạn sẽ thay thế các lớp lá mã đề đến khi vết bỏng hết nóng và rát hoàn toàn. Vì lá mã đề có tác dụng tiêu viêm nên sẽ là cách chữa bỏng khá hữu hiệu đấy.
7. Cách chữa bỏng bằng dầu oải hương

Cách chữa bỏng bằng dầu oải hương có vẻ nghe rất lạ đối với nhiều bạn. Nhưng dùng tinh dầu oải hương hòa với nước rồi dùng gạc thấm hỗn hợp này đắp lên vết bỏng sẽ giúp vết bỏng nhanh chóng hạ nhiệt. Hơn nữa, tinh chất dầu oải hương còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh và giúp vết thương không để lại sẹo.
8. Cách chữa bỏng từ nước ép hành tây
Hành tây bạn thái nhỏ rồi giã nhuyễn để nước hành tây được tiết ra. Sau đó bạn dùng một miếng gạc và cho chỗ hành tây này lên rồi đem đắp gạc lên vết bỏng. Hợp chất lưu huỳnh có trong hành tây sẽ giúp giảm nguy cơ lên mụn nước và làm hạ nhiệt vết bỏng.
9. Mẹo chữa bỏng từ dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng làm mờ sẹo và kháng viêm cho vết thương. Hơn nữa dầu dừa còn hút nhiệt rất tốt. Vậy nên khi bị bỏng mà trong nhà lại có sẵn dầu dừa thì bạn có thể dùng dầu dừa thoa trực tiếp lên vết bỏng. Vết bỏng sẽ nhanh chóng được hạ nhiệt và giảm nguy cơ bị phồng rộp lên.
10. Bị bỏng nên bôi gì?
Ngoài các thành phần thiên nhiên được nhắc đến ở các mẹo chữa bỏng bên trên. Thì thuốc mỡ kháng sinh như Bacitracin, Neosporin cũng sẽ giúp bạn ngăn được nguy cơ nhiễm trùng và sưng tấy do bỏng gây nên. Ngoài hai loại thuốc mỡ trên, bạn có thể mua sẵn các loại thuốc chữa bỏng như Biafine Elmusion, Vitara Aloe Vera Gel Plus Panthenol, burnova gel plus đặt ở tủ thuốc trong nhà để dùng khi cần.
Các mẹo chữa bỏng, cách chữa bỏng được nêu bên trên chỉ có tác dụng đối với các vết bỏng nhỏ. Nếu vết bỏng bạn lớn hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Hy vọng các cách chữa bỏng ở trên sẽ giúp ích cho bạn khi cần thiết.
Xem thêm:
Bình luận